Đang xử lý.....

Danh sách hỏi đáp

22 Câu hỏi tìm thấy
Open Người gửi: Sở Thông tin và Truyền thông Vĩnh Phúc Quản lý chất lượng Thời gian gửi: 14:30 23/09/2023
Trả lời: 1 Lần xem: 39
Nội dung
Trả lời

Nghị định số 102/2009/NĐ-CP năm 2009 của Chính phủ trước đây có quy định về các tiêu chí năng lực, kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, thực hiện chủ trương của Chính phủ về cắt giảm, bãi bỏ điều kiện kinh doanh, Nghị định số 150/2018/NĐ-CP năm 2018 của Chính phủ đã bãi bỏ các quy định về tiêu chí năng lực, kinh nghiệm nêu trên của Nghị định 102/2009/NĐ-CP.

Do đó, Nghị định 73/2019/NĐ-CP cũng không có quy định về các tiêu chí năng lực, kinh nghiệm của đơn vị tư vấn CNTT. Đồng thời, Chính phủ cũng không giao Bộ TTTT quy định chi tiết vấn đề này.

Như vậy, các chủ đầu tư/bên mời thầu căn cứ nhu cầu, điều kiện triển khai và nội dung của dự án để xác định các yêu cầu năng lực nhà thầu tư vấn phù hợp với dự án cụ thể.

Open Người gửi: Sở Thông tin và Truyền thông Lạng Sơn Đề cương, dự toán chi tiết Thời gian gửi: 19:16 18/09/2023
Trả lời: 1 Lần xem: 25
Nội dung
Trả lời

Nội dung, các loại chi phí của dự toán chi tiết đã được quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 03/2020/TT-BTTTT ngày 24/02/2020. Địa phương căn cứ quy định này để thực hiện.

Đối với chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước khi xác định giá trị phần mềm nội bộ theo phương pháp tính chi phí: Nội dung này đã được hướng dẫn, quy định tại Thông tư 04/2020/TT-BTTTT ngày 24/02/2020 (Phụ lục 02).

Do đó, địa phương căn cứ vào các quy định nêu trên để thực hiện lập đề cương, dự toán chi tiết.

Open Người gửi: Sở Thông tin và Truyền thông Lạng Sơn Đề cương, dự toán chi tiết Thời gian gửi: 19:12 18/09/2023
Trả lời: 1 Lần xem: 40
Nội dung
Trả lời

Khoản 1 Điều 5 Thông tư 03/2020/TT-BTTTT ngày 24/02/2021 quy định cơ sở lập dự toán chi tiết gồm có: “Các định mức, đơn giá do Bộ Thông tin và Truyền thông, bộ quản lý chuyên ngành và địa phương ban hành theo quy định của Nghị định 73/2019/NĐ-CP”.

Hiện nay, Bộ TTTT đã ban hành các định mức liên quan đến quản lý đầu tư ứng dụng CNTT như: định mức chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư ứng dụng CNTT; định mức lắp đặt phần cứng và cài đặt phần mềm; định mức tạo lập CSDL; định mức chuyển giao ứng dụng CNTT; định mức triển khai áp dụng phần mền nguồn mở.

Bộ TTTT cũng đã ban hành hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư ứng dụng CNTT (QĐ 129/QĐ-BTTTT ngày 03/02/2021).

Như vậy, địa phương căn cứ vào các định mức, đơn giá đã ban hành để xác định dự toán chi tiết khi thực hiện lập đề cương và dự toán chi tiết như quy định, hướng dẫn tại Thông tư 03/2020/TT-BTTTT.

Open Người gửi: Trương Thu Trang Quy trình, thủ tục Thời gian gửi: 19:09 18/09/2023
Trả lời: 1 Lần xem: 46
Nội dung
Trong Nghị định 73/2019/NĐ-CP có quy định về công tác thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư (đối với thiết kế 02 bước) và hình thức quản lý dự án. Tuy nhiên, Kính đề nghị Cục Tin học xem xét và giải đáp và làm rõ thêm các nội dung sau: 1. Theo điểm b, Khoản 1, Điều 10 của Nghị định 73 nêu: Thiết kế 02 bước gồm thiết kế cơ sở và thiết kế chi tiết. Ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Do thiết kế cơ sở là một phần của Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, nên sau khi thẩm định thiết kế cơ, đủ điều kiện phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án; Ở giai đoạn thực hiện đầu tư, Người quyết định đầu tư/Chủ đầu tư quyết định triển khai dự án theo hình thức hợp đồng tổng thầu EPC (nghĩa là Nhà thầu sẽ thiết kế chi tiết, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công dự án); Xin Bộ TT&TT, Cục Tin học cho biết: Với hình thức lập thiết kế chi tiết như nêu trên (thiết kế chi tiết sẽ là một phần công việc của Nhà thầu trong hợp đồng EPC) thì các thủ tục lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt Hồ sơ thiết kế chi tiết sẽ phải thực hiện như thế nào ? 2. Về hình thức quản lý dự án: Đối với dự án có tổng mức đầu tư từ 15 tỉ đồng trở lên, nếu Người có thẩm quyền quyết định đầu tư lựa chọn hình thức “Trực tiếp quản lý dự án khi chủ đầu tư có đủ điều kiện, năng lực” thì Chủ đầu tư có phải thành lập Ban quản lý dự án để quản lý dự án không ? Hay là Chủ đầu tư có thể sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý (ví dụ: giao cho một đơn vị trực thuộc của Chủ đầu tư có chuyên môn về lĩnh vực công nghệ thông tin quản lý dự án được không ?).
Trả lời

1. Về thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng EPC

Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 73/2019/NĐ-CP: “Trường hợp áp dụng hình thức gói thầu hỗn hợp, việc triển khai thực hiện dự án theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.”.

Như vậy, trường hợp áp dụng hình thức gói thầu hỗn hợp (trong đó có hình thức EPC) như Quý độc giả đã nêu thì việc triển khai thực hiện dự án (trong đó có thủ tục lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế chi tiết) thực hiện theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng và các quy định của pháp luật về hợp đồng có liên quan.

2. Về quản lý dự án

Theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định 73/2019/NĐ-CP: “Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án trong trường hợp trực tiếp quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án.

Đối với dự án có tổng mức đầu tư từ 15 tỷ đồng trở xuống, chủ đầu tư có thể không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để hỗ trợ quản lý dự án

Như vậy, trường hợp dự án có tổng mức đầu tư trên 15 tỷ đồng và chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư cần thành lập Ban quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án.

Open Người gửi: Nguyễn Văn Quang Quy trình, thủ tục Thời gian gửi: 19:06 18/09/2023
Trả lời: 1 Lần xem: 27
Nội dung
Đơn vị Tôi (Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang) được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch triển khai nhiệm vụ số hóa sổ hộ tịch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với tổng kinh phí là 19 tỷ đồng, trong đó: năm 2021: 9 tỷ đồng; 2022: 6 tỷ đồng; năm 2023: 4 tỷ đồng. Nguồn vốn bố trí là vốn chi thường xuyên ngân sách nhà nước và Giao cho đơn vị tôi làm Chủ đầu tư. Với nội dung công việc: số hóa sổ hộ tịch tại các đơn vị là: 209 xã, phường, thị trấn; 10 huyện, thành phố và của Sở Tư pháp để cập nhật vào “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc”. Trong đó “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” đã được Bộ Tư pháp xây dựng, quản lý, duy trì theo Quyết định 2173/QĐ-BTP ngày 11/12/2015 về phê duyệt đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc”. Đơn vị Tôi không phải xây dựng bất kỳ các thành phần, chức năng nào thuộc “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” mà chỉ số hóa, cập nhật thông tin, khai thác sử dụng. Trong quá trình thực hiện, Đơn vị tôi có ý định sử dụng các công cụ như: phần mềm quét, phần mềm số hóa, phần mềm quản lý dây chuyền số hóa… để đảm bảo cho việc số hóa và cập nhật thông tin vào “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” do Bộ Tư pháp quản lý được nhanh chóng và thuận lợi. Tôi xin hỏi như sau: 1. Nội dung số hóa trên có phải lập Dự án hoặc Đề cương và dự toán chi tiết hoặc thực hiện mua sắm hàng hóa nhằm duy trì hoạt động thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. 2. Theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt, năm 2021 cơ quan Tôi đã được bố trí kinh phí là: 9 tỷ đồng thuộc kinh phí chi thường xuyên. Do đây là vốn chi thường xuyên, nếu thực hiện theo một trong các hình thức nêu tại điểm 1 ở trên thì cơ quan Tôi có thể tách ra thực hiện cho từng năm riêng biệt.
Trả lời

1. Nếu hoạt động số hóa dữ liệu sử dụng kinh phí chi thường xuyên như miêu tả của Quý độc giả là hoạt động chỉ có tính chất quét, nhập liệu, cập nhật dữ liệu vào phần mềm, CSDL sẵn có của Bộ Tư pháp, không phải hoạt động thiết lập mới, mở rộng hoặc nâng cấp cho hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu thì thuộc trường hợp tạo lập cơ sở dữ liệu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 51 Nghị định 73/2019/NĐ-CP. Do đó, hoạt động này được thực hiện theo quy định của pháp luật về mua sắm hàng hóa nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.

2. Về kinh phí bố trí năm 2021:

Do đây là vốn chi thường xuyên đã được bố trí thực hiện trong năm 2021 nên cơ quan của độc giả phải thực hiện theo quy định về chi NSNN tại Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn. Trong đó, các nhiệm vụ chi đã bố trí trong dự toán được bảo đảm kinh phí theo đúng tiến độ thực hiện và trong phạm vi dự toán được giao (Điều 56 Luật NSNN); các khoản dự toán chi, bao gồm cả các khoản bổ sung trong năm, chưa thực hiện hoặc chưa chi hết phải hủy bỏ, trừ các trường hợp được chuyển nguồn sang năm sau để tiếp tục thực hiện theo quy định (Điều 42 Nghị định 163/2016/NĐ-CP).

Để rõ thêm thông tin chi tiết về quản lý chi ngân sách nhà nước, độc giả liên hệ với cơ quan quản lý Tài chính của tỉnh Bắc Giang để được hướng dẫn thực hiện phù hợp với quy định trên địa bàn tỉnh.

Open Người gửi: Lê Minh Sơn Tổng mức đầu tư, dự toán Thời gian gửi: 19:03 18/09/2023
Trả lời: 1 Lần xem: 37
Nội dung
Trả lời

1. Quyết định số 1601/QĐ-BTTTT ngày 03 tháng 10 năm 2011 vẫn còn hiệu lực phải không?

Quyết định số 1601/QĐ-BTTTT ngày 03/10/2011 về việc công bố định mức lắp đặt phần cứng và cài đặt phần mềm trong ứng dụng công nghệ thông tin và Quyết định số 1235/QĐ-BTTTT ngày 04/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1601/QĐ-BTTTT ngày 03/10/2011 là định mức hiện hành để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham khảo, sử dụng trong việc xác định các chi phí lắp đặt phần cứng và cài đặt phần mềm. Hai văn bản này chưa bị bãi bỏ hoặc thay thế bằng văn bản mới, do đó vẫn đang có hiệu lực thi hành.

2. Tôi muốn lập chi phí khảo sát để lập dự án ứng dụng công nghệ thông tin thì áp dụng theo thông tư nào ạ?

Chi phí khảo sát lập dự án ứng dụng CNTT được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư 04/2020/TT-BTTTT ngày 24/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Open Người gửi: Hoàng Trường Quy trình, thủ tục Thời gian gửi: 19:01 18/09/2023
Trả lời: 1 Lần xem: 25
Nội dung
Trả lời

Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 6 Thông tư 03/2020/TT-BTTTT ngày 24/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Trường hợp Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ – đơn vị thẩm định phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách (gọi tắt là chủ đầu tư) thì Sở thành lập Hội đồng thẩm định phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ hoặc người có thẩm quyền phê duyệt đề cương, dự toán chi tiết giao cho đơn vị chuyên môn trưc thuộc thẩm định.

Nếu Sở thành lập Hội đồng thẩm định phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ thì thành phần của Hội đồng thẩm định do Giám đốc Sở quyết định bảo đảm chất lượng nội dung thẩm định theo quy định.

 

Open Người gửi: Nguyễn Tấn Vương Quản lý chất lượng Thời gian gửi: 11:18 18/09/2023
Trả lời: 1 Lần xem: 50
Nội dung
Trả lời

1. Lựa chọn nhà thầu thực hiện dịch vụ tư vấn của dự án

Căn cứ các quy định tại Nghị định 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước: Khoản 1 Điều 26, Khoản 4 Điều 32, Khoản 1 Điều 42, chủ đầu tư dự án CNTT có thể tự thực hiện quản lý dự án, giám sát triển khai, lập thiết kế chi tiết và dự toán dự án hoặc thuê tư vấn thực hiện các công việc này.

Trường hợp thuê tư vấn, chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện các công việc tư vấn theo quy định của pháp luật đấu thầu.

Căn cứ các quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu và bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu tại các Điều 5, Điều 6 Luật Đấu thầu và Nghị định 63/2014/NĐ-CP, nếu tham dự thầu các gói thầu tư vấn dự án CNTT do Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh làm chủ đầu tư thì Trung tâm Tin học và Công báo cần chứng minh đáp ứng tư cách hợp lệ và bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định.

2. Cùng 1 dự án, có thể thực hiện vừa quản lý dự án, vừa giám sát triển khai được không?

Căn cứ khoản 3 Điều 6 Luật Đấu thầu quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu: Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng, nhà thầu tư vấn kiểm định gói thầu đó.”

Như vậy, Luật đấu thầu không quy định cấm thực hiện vừa quản lý dự án, vừa giám sát thi công đối với cùng 1 dự án.

Open Người gửi: Trịnh Văn Quảng Tổng mức đầu tư, dự toán Thời gian gửi: 08:44 15/09/2023
Trả lời: 1 Lần xem: 51
Nội dung
Trả lời

Liên quan đến câu hỏi của độc giả, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Chuyển đổi số Quốc gia) trả lời như sau:

Thông tư số 04/2020/TT-BTTTT ngày 24/02/2020 hướng dẫn về phương pháp xác định các chi phí: chi phí quản lý dự án (khoản 3 Điều 5); chi phí đào tạo hướng dẫn sử dụng, chi phí đào tạo cho cán bộ quản trị, vận hành hệ thống (nếu có) (khoản 2 Điều 5). Việc xác định đối tượng chịu thuế, mức thuế suất giá trị gia tăng được thực hiện theo quy định của pháp luật Thuế giá trị gia tăng. Với nội dung này, đề nghị độc giả lấy ý kiến của Bộ Tài chính để được hướng dẫn thực hiện.

Open Người gửi: Ngô Như An Thuê dịch vụ công nghệ thông tin Thời gian gửi: 08:43 15/09/2023
Trả lời: 1 Lần xem: 28
Nội dung
Tôi xin hỏi đáp vướng mắc liên quan đến thực hiện Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 5/9/2019 của Chính phủ như sau: 1. Theo quy định tại khoản 1, Điều 52 thì: Đối với hoạt động thuê dịch vụ CNTT sẵn có trên thị trường, thực hiện theo quy định của pháp luật về mua sắm tài sản, hàng hóa dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị. Như vậy đối với hoạt động thuê dịch vụ CNTT có sẵn trên thị trường sẽ không phải lập kế hoạch thuê dịch vụ. Hiện nay chúng tôi đang có nhu cầu thuê một số dịch vụ CNTT có sẵn trên thị trường như thuê kênh truyền, thuê thiết bị CNTT, thuê dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng thiết bị CNTT...Theo chúng tôi hiểu đây là các dịch vụ có sẵn, có nhiều nhà cung cấp sẵn sàng cung cấp ngay dịch vụ mà không phải thông qua đặt hàng để thiết kế, gia công, chế tạo sản xuất như quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định số 73/2019/NĐ-CP. Tuy nhiên cũng tại Điều này lại quy đinh: Dịch vụ này phải được công khai về giá, mô tả chức năng, tính năng kỹ thuật, công nghệ trên cổng/trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân hoặc thông qua phương tiện khác được nhiều người tiếp cận. Ở đây đang có 2 cách hiểu khác nhau: Cách hiểu thứ nhất: Dịch vụ CNTT có sẵn trên thị trường là dịch vụ CNTT được cung cấp ngay khi có nhu cầu nhưng các thông tin về giá, mô tả chức năng, tính năng kỹ thuật, công nghệ phải được công khai trên cổng/trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân hoặc thông qua các phương tiện khác được nhiều người tiếp cận như: đài, báo... (theo cách hiểu này thì các thông tin về giá, chức năng, tính năng, công nghệ phải được công khai theo 2 hình thức: hoặc là trên cổng thông tin điện tử hoặc là trên đài báo). Nếu hiểu theo cách này thì rất ít dịch vụ có sẵn vì các nhà cung cấp dịch vụ không công khai về giá trên cổng thông tin điện tử hoặc trên đài báo mà chỉ cung cấp thông tin về giá thông qua hình thức báo giá, chào giá khi có yêu cầu. Cách hiểu thứ 2: Dịch vụ CNTT có sẵn trên thị trường là dịch vụ CNTT được cung cấp ngay khi có nhu cầu, các thông tin về giá, mô tả chức năng, tính năng, công nghệ...được nhà cung cấp sẵn sàng cung cấp một cách công khai trên công thông tin điện tử hoăc các phương tiện khác được nhiều người tiếp cận như đài, báo hoặc báo giá công khai gửi cho người có nhu cầu thuê dịch vụ. Nếu hiểu theo cách này thì có nhiều dịch vụ được cho là có sẵn trên thị trường. Vậy hiểu như thế nào cho đúng về định nghĩa dịch vụ CNTT sẵn có trên thị trường theo khoản 3 Điều 3 của Nghị định 73/2019/NĐ-CP. Rất mong nhận được hướng dẫn của Quý Bộ để chúng tôi thống nhất cách hiểu trong tổ chức triển khai nhiệm vụ./. 2. Người kiểm tra (CSGT) phải có giấy tờ gì mới được phép kiểm tra người tham gia giao thông? Phải xuất trình giấy tờ gì khi người tham gia giao thông yêu cầu xuất trình (tránh trường hợp CSGT giả)? Mức nếu CSGT vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào ? (xin trích dẫn điều luật) 3. CSGT thông mặc quân phục nhưng không đeo quân hàm, huy hiệu đứng đường sẽ bị xử lý như thế nào? Có được phép bắt người tham gia giao thông không ? (xin trích dẫn điều luật) 4. Mong nhận được câu trả lời sớm nhất
Trả lời

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP, dịch vụ CNTT là dịch vụ CNTT sẵn có trên thị trường khi đáp ứng đủ 02 điều kiện sau:

  1. được cung cấp ngay khi có nhu cầu mà không phải thông qua đặt hàng để thiết kế, gia công, chế tạo, sản xuất;
  2. đã được công khai về giá, mô tả chức năng, tính năng kỹ thuật, công nghệ trên cổng/trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân hoặc thông qua phương tiện khác được nhiều người tiếp cận.

Với điều kiện thứ (2), giá, mô tả chức năng, tính năng kỹ thuật, công nghệ của dịch vụ CNTT phải được công khai trên một trong các phương tiện:

  • cổng/ trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hoặc cổng/trang thông tin điện tử hợp pháp khác;
  • phương tiện khác được nhiều người tiếp cận (như báo chí; các ấn phẩm quảng cáo; các tài liệu được nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được).

Như vậy, ‘báo giá công khai gửi cho người có nhu cầu thuê dịch vụ’ trong câu hỏi của ông An được xem là phương tiện được nhiều người tiếp cận nếu các báo giá này được nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được.